Đề thi thử vào THPT năm 2017 môn Văn

Tháng Hai 6, 2018 2:51 chiều

ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN

®Ò BÀI

          Phần I. Trắc nghiệm khách quan(2.0 điểm):trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.

Câu 1: Thuật ngữ là những từ như thế nào?

  1. Là những từ có tính biểu cảm.
  2. Là những từ biểu thị nghề nghiệp.
  3. Là những từ chỉ các lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp.
  4. Là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Câu 2: “ Khi giao tiếp, ®ừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực” là khái niệm của phương châm hội thoại nào?

  1. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất
  2. Phương châm quan hệ.                       D. Phương châm lịch sự.

Câu 3: Phần in đậm trong câu sau đây là thành phần gì của câu ?

“ – Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm đến đấy ạ!” ( “ Làng” – Kim Lân)

  1. Cảm thán. B. Phụ chú.                   C. Gọi – đáp.      D. Tình thái.

Câu 4: Từ nào sau đây là từ t­îng h×nh ?

  1. Khẳng khưu. B. Lao xao.                   C. Rì rầm.            D. Róc rách.

Câu 5: Câu văn “ Lời gửi của văn nghệ là sự sống” (“Tiếng nói văn nghệ” – Nguyễn Đình Thi), xét về cấu tạo ngữ pháp thuộc loại câu gì?

  1. Câu đơn. B. Câu ghép.       C. Câu đặc biệt.       D.Câu rút gọn.

Câu 6: Tìm câu văn sử dụng khởi ngữ:

  1. Tôi cũng giµu rồi. B. Giàu, tôi cũng giàu rồi
  2. Anh học giỏi môn toán. D. Cô làm ca sĩ.

Câu 7: Theo em, phần đặt trong ngoặc kép của câu v¨n: Bước vào thế  kỷ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu( Vũ Khoan) được dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp?

  1. Dẫn trực tiếp B. . Dẫn gián tiếp.

Câu 8: Trong câu: “ Gần xa nô nức yến anh”( Truyện Kiều), có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào?

  1. Hoán dụ. B. Ẩn dụ.            C. Nhân hoá.       D. Chơi chữ.

 

 

Phần II:Đọc – hiểu văn bản(3 điểm)

Cho đoạn văn sau:

Mãi khuya, bà hai mới chống gậy đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo… Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.

– Này thầy nó ạ.

Ông hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

– Thầy nó ngủ rồi à?

– Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

-Tôi thấy người ta đồn…

Ông lão gắt lên:

– Biết rồi

a, Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b, Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào khi thuật lại cuộc nói chuyện giữa 2 nhân vật? Hình thức ngôn ngữ ấy đã diễn tả tâm trạng gì của nhân vật ông hai?

c, Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước.

Phần III:Tập làm văn( 5điểm)           

Phân tích đoạn thơ sau:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Ch©n kh«ng giµy

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

 

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án –biểu điểm

    I.Trắc nghiệm khách quan(2đ).

Mỗi câu trả lời đúng được 0.25đ

 

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D B C A A B A B

 

Phần II:Đọc hiểu văn bản(3 điểm)

a.(0.5 điểm)

– Đoạn văn trích trong tác phẩm: Làng. (0,25 điểm)

– Tác giả: Kim Lân. (0,25 điểm)

  1. (0.5điểm)

– Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại để thuật lại cuộc nói chuyện giữa bà Hai và ông Hai. (0,25 điểm)

– Những lời nói diễn tả tâm trạng ông Hai: đau khổ, buồn phiền, rối bời trước tin làng chợ Dầu của ông theo Tây. (0,25 điểm)

c.Đoạn văn:2đ

-Giải thích: tình yêu quê hương đất nước là một phẩm chất quí giá của con người Việt Nam từ ngàn xưa. Có thể có nhiều cách hiểu về lòng yêu nước và khái niệm này ở từng thời kỳ đã có những thay đổi nh­ng tập trung lại yêu quê hương đất nước chính là cống hiến những giá trị tốt đẹp nhất cho dân tộc cho quê hương đất nước mình.0.5đ

-Đánh giá: Tình yêu quê hương đất nước của con người được thể hiện theo nhiều cách khác nhau: yêu quí, nâng niu, bảo vệ những gì gần gũi, thân thuộc, bình dị quanh ta như cha mẹ, thầy cô, bạn bè, gia đình, người thân, trường lớp, làng quê, thiên nhiên, môi trường, những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc. Đây là một trong những tình cảm vô cùng đẹp đẽ và thiêng liêng, là cơ sở tạo nên những tình cảm khác, là động lực cho chúng ta sống, học tập và cống hiến cho quê hương đất nước.0.5đ

– Phê phán: Vậy mà xung quanh chúng ta vẫn có những kẻ phản bội Tổ quốc, quay lưng lại với quê hương,  sống thờ ơ vô trách nhiệm với người thân, với cộng đồng, ích kỉ chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ cho riêng mình.0.25

– Xác định nhận thức hành động đúng: Khi nói đến tình yêu quê hương đất nước chúng ta đừng vội nghĩ đến điều gì lớn lao to tát mà hãy thể hiện tình cảm đó bằng những việc làm cụ thể và thiết thực đem lại lợi ích cho gia đình, quê hương, đất nước. Còn với tuổi trẻ học đường yêu quê hương đất nước chính là sự nỗ lực học tập, cố gắng rèn luyện tu dưỡng đạo đức thật tốt để xứng đáng là thế hệ con người Việt Nam mới có đủ năng lực hội nhập quốc tế xây dựng và bảo vệ tổ quốc; nâng cao ý thức tuyên truyền về tình yêu quê hương đất nước trong cộng đồng, tỉnh táo, sáng suốt với những luận điÖu xuyên tạc, phá hoại làm xấu hình ảnh của đất nước của kẻ thù.0.5đ

Chúng ta hãy kiên chinh với lòng yêu nước của mình được đúc kết trong dòng máu dân tộc từ ngàn năm xưa. Chúng ta luôn tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc như Bác Hồ đã nói “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Tuổi trẻ Việt Nam hãy đoàn kết và đồng hành cùng dân tộc.0.25đ

Phần III:Tập làm văn( 5điểm)

  1. Mở bài:0.5đ

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

  • – Khái quát nội dung đoạn thơ: Tái hiên vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng đặc biệt lµ tình đồng chí, ®ồng đội cao cả của họ trong cuộc sống kháng chiến.
  • Thân bài:4đ

* Phân tích cụ thể giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:3®

– Vẻ đẹp tình thần của người tính cách mạng và tình đồng chí đång đội cao cả của họ trong 7 câu thơ đầu:2đ

+Phân tích làm nổi bật những gian lao thiếu thốn mà những người lính phải trải qua trong cuộc sống quân ngũ: những cơn sốt run ngựời, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá l¹nh (áo rách, quần vá, chân không giày). Những chi tiết tả thực không tô vẽ cường điệu nhưng có sự chọn lọc nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao.0.75đ

+ Những gian lao thiếu thèn càng làm nổi bât vẻ đẹp của anh bộ đội:

®ó là tinh thần, nghị lưc vượt lên gian khổ với niềm lạc quan:

“miệng cười buôt giá”.0.25đ

+ Đẹp nhất ở họ là tình ®ồng chí, đồng đội gắn bó sâu sắc trong gian khó: thể hiÖn ë sự cảm thông, sẻ chia những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.1.0đ

(HS phát hiÖn và bình gi¶ng các chi tiết, hình ảnh để thể hiện sự gắn bó cảm thông sâu sắc giữa những người đồng đội: anh với tôi cùng “biết”  cùng trải qua những cơn “sốt run người” mà “vừng trán ướt mồ hôi” “áo anh rách vai” thì “quần t«i có vài mảnh vá” và nhất là hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn  tay”…®ång thêi nhận xét về đặc điểm trong cấu trúc các c©u thơ và hình ảnh ở đoạn thơ này: xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau (từng cÆp hoặc trong từng câu).

-Vẻ đẹp tinh thần của nqưòi lính cách mạng và tình đồng chí đồng đội cao cả của họ trong 3 c©u thơ cuối:1đ

+ Làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu của người lính: đêm tối, rừng hoang, thời tiết sương muối.0.25đ

+ Trong hoàn cảnh ấy, tình đồng chí, đồng đội đã sưởi ấm lòng họ giúp họ vượt lên những khắc nghiệt  của thời tiết và những gian khổ thiếu thốn.0.25đ

-Phân tích hình ảnh: “Đầu súng trăng treo” để thấy được chất hiện thực hoà cùng chất lãng mạn trong một hình ảnh thơ, gợi ra nhiều liên tưởng phong phú sâu xa, toát lên vẻ đẹp tâm hồn bay bổng, lạc quan và ý nghĩa cao cả.

* Đánh giá :1đ

– Khẳng định thành công của đoạn thơ về mặt nghệ thuật (ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng; kết hợp hiện thực và lãng mạn..) và nội dung (tái hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của người lính cách mạng nhất là tình đồng chí, đồng đội sâu sắc)0.25đ

– Nguyên nhân thành công: Là nhà thơ nhưng đồng thời cũng là chiến sĩ nên Chính Hữu đã có sự cảm hiểu sâu sắc và tái hiện thành công hình ảnh người lính.0.25đ

+ Đóng góp của đoạn thơ, bài thơ với nền thơ ca kháng chiến.

+Liên hệ mở rộng.0.25

+Bộc lộ cảm nghĩ sâu sắc của bản thân.0.25

Lưu ý :

Hành văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích đánh giá, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tèi đa mỗi ý.

-Học sinh có thể gộp phần đánh giá với phần kết bài mà vẫn bảo đảm các ý trên vẫn cho điểm tèi đa cả hai ý.

-Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25điểm; trên 10 lỗi trừ 0,5 điểm.